Nếu bạn là người yêu thích khám phá thì quần đảo Cô Tô hoang sơ sẽ là nơi thích hợp dành cho những ngày nghỉ cuối tuần của bạn.
Cô Tô ngày xưa
Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển quấy phá. Ðầu thời Nguyễn, một số dân cư lân cận đánh bắt được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống.
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Ðốc Hải An (Hải Dương, An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Ðông, phúc Kiến, và đảo Hải Nam phiêu bạt đến. Họ đánh bắt cá, làm ruộng và nói nhiều thứ tiếng, chung nhất là tiếng Quảng Ðông.
Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Ðông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Ðông tỉnh Hải Ninh. Năm 1945, ta chưa kịp thành lập chính quyền cách mạng thì quan Pháp đã quay lại chiếm đóng Cô Tô.
Cả Cô tô dường như được bao phủ bởi màu xanh
Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11/1946, đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm được của hải quân Pháp tiến ra giải phóng Cô Tô nhưng không thành công. Cho đến cuối năm 1955, thực hiện hiệp định Genevo, quân Pháp mới rút khỏi, Cô Tô được giải phóng.
Ðầu năm 1954 ta thành lập chính quyền hai xã Thanh Lân, Cô Tô thuộc huyện Móng Cái – sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Sau hơn nửa năm, tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh, từ 16-7-1964, hai xã đã được sát nhập vào huyện Cẩm Phả.
Cô Tô ngày nay
Ngày 23/3/1994, đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Ðồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Ngày 23/3/1996, Chính phủ giao đảo Trần thuộc huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô.
Cô Tô có diện tích tự nhiên là 3.850 km2, Cô Tô là tập hợp của nhiều hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bắc bộ, trong đó, nổi tiếng nhất là đảo Cô Tô lớn và Cô Tô nhỏ, ngoài ra còn có nhiều đảo khác như đảo Trần, đảo Thanh Lâm… Nếu bạn là người yêu thích khám phá thì quần đảo Cô Tô hoang sơ sẽ là nơi thích hợp dành cho những ngày nghỉ cuối tuần của bạn.
Điều đặc biệt bạn có thể nhận thấy khi đến Cô Tô là màu nước biển thay đổi tùy theo độ xa bờ, khi ở gần bờ, nước biển có màu xanh ngọc, càng ra xa, nước càng chuyển sang màu xanh thẫm như bầu trời.
Đến Cô Tô
Từ Hà Nội, bạn có thể tới Cô Tô bằng xe khách tại các bến xe như Mỹ Đình, Lương Yên. Xe sẽ đưa bạn tới Cửa Ông, sau đó bạn tiếp tục đón taxi để tới cảng Cái Rồng. Và đến đây, bạn sẽ đi thuyền ra đảo. Bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng từ cảng Cái Rồng để đi ra đến đảo Cô Tô lớn. Khoảng thời gian này có thể nhiều hơn hoặc ít hơn phụ thuộc vào thời tiết và việc bạn đón được tàu cao tốc hay là tàu gỗ.
Đường ra đảo Cô Tô bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh sắc trời mây Cô tô đẹp tuyệt trên chặng hành trình đi qua nhiều đảo nhỏ và núi đá trên biển.
Tắm trong làn nước trong xanh của Cô Tô.
Cảnh hoàng hôn buông xuống bãi biển Bắc Vàn- Cô Tô.
Nghỉ dưỡng tại Cô Tô
Không gian nghỉ dưỡng lý tưởng tại Cô Tô.
Tại Cô Tô hệ thống nghỉ dưỡng khách sạn khá phong phú với mức giá phòng nghỉ hợp lý, dao động trong khoảng từ 450.000 đồng đến 700.000 đồng, phòng dành cho 2-4 người với các trang thiết bị tiện nghi đầy đủ.
No Responses to “Đảo ngọc Cô Tô từ xưa cho đến nay”