Mùa hè, những chuyến đi tới biển luôn mang đến những niềm hứng khởi và cuốn hút đối với nhiều người. Tuy nhiên, ngoài việc chuẩn bị kỹ trước chuyến đi, bạn cần chú ý ngay cả lúc vui chơi trên bờ hay khi vẫy vùng bơi lội giữa làn nước trong xanh.
Du lịch Cô Tô, du khách như được ghé thăm một thiên đường biển đảo với nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ và quyến rũ bậc nhất miền Bắc hiện nay.
Dưới đây là các sự cố đa số du khách mắc phải trong kỳ nghỉ ở biển nói chung và biển Cô Tô nói riêng.
Say sóng
Triệu chứng thường thấy của say sóng là da đỏ, khô và nóng dù có thể toàn thân vẫn đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, yếu. Người bị say sẽ thở hổn hển, co giật, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hoa mắt và bất tỉnh.
Cách xử lý là đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, cởi bỏ bớt quần áo, chườm khăn lạnh để nhanh chóng hạ nhiệt độ về mức 37 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chú ý tới hơi thở của người bị nạn và tìm kiếm hỗ trợ y tế.
Say nắng
Tương tự say sóng, say nắng xảy ra khi thân nhiệt tăng cao hơn mức bình thường, có thể vì ở ngoài nắng quá lâu. Bạn cần cởi bớt quần áo ngoài và làm mát bằng cách chườm vải, khăn thấm nước lên nạn nhân.
Ngoài ra, bạn có thể dùng quạt để làm mát, liên tục theo dõi tình hình nạn nhân. Cách tốt nhất là gọi hoặc nhờ người tìm trợ giúp y tế để được chăm sóc đúng cách.
Chuột rút
Chuột rút làm giảm khả năng bơi lội hoặc nguy hiểm hơn là chết đuối. Nếu đang đằm mình trong dòng nước biển và gặp hiện tượng này, bạn cần bình tĩnh để xử lý.
Trường hợp cơ bụng bị chuột rút, hãy thả lỏng cơ thể trong tư thế dang rộng tay chân. Từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút, sau đó nhờ người đưa lên bờ.
Gặp chuột rút với các vùng khác trên cơ thể, cần tìm cách lên bờ ngay để được chữa trị. Nếu là chuột rút bắp chân, bạn hãy nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót giúp cơ bắp giãn ra. Hoặc bạn nằm xuống, giữ chân thẳng tối đa và nhờ người đẩy mạnh các ngón chân ngược về hướng đầu gối.
Cháy nắng
Nếu bị cháy nhẹ, bạn nên xoa thuốc làm dịu vết rộp, có thể dùng aspirin hoặc acetaminophen để giảm đau. Đối với vết bỏng nặng do cháy nắng, bạn làm mát bằng nước, không bôi các loại kem hoặc dầu lên da và tìm trợ giúp y tế ngay.
Bị động vật biển đốt
Các vết châm, cắn do cá đuối gai độc, sứa, động vật biển khác gây ra đều rất đau, có thể dẫn tới biến chứng trầm trọng như tê liệt, vấn đề về tim và hô hấp.
Trước hết, bạn cần táp nước biển vào vết thương nhưng không được cọ, sát. Chú ý không dùng nước ngọt hay nước nóng. Khi loại bỏ các xúc tu hoặc phần cơ thể của vật cắn, cần đeo găng tay.
Bước tiếp theo là pha dung dịch gồm 10 phần nước và một phần amoniac, dấm, soda hoặc chất làm mềm thịt (chẳng hạn mì chính), sau đó bôi vào vùng bị thương.
Nếu bị sứa đốt, bạn hãy chườm khăn hoặc đá lạnh lên vết thương trong vòng một giờ đầu tiên để giảm đau. Sau khi vết thương khô, bạn bôi kem gây tê 4 giờ một lần trong vài ngày liên tiếp. Các trường hợp như dị ứng với vết đốt, bị châm vào mặt hoặc cổ, khó thở…, du khách nên đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Rơi vào dòng chảy xa bờ
Đây là dòng chảy dài và khá hẹp, từ phía bờ hướng ra biển, còn có tên gọi Rip. Du khách có thể nhận thấy dòng chảy xa bờ bằng mắt thường.
Chúng là dòng nước mạnh, chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước vào bờ trong khi dòng chảy này liên tục trôi ngược lại. Nơi có dòng chảy xa bờ chủ yếu là vùng nước lặng, màu sậm hơn do độ sâu bất thường và hầu như không có sóng. Trong quá trình đổ vào bờ, sóng xuất hiện một khoảng đứt quãng.
Khi gặp dòng Rip, nạn nhân phải bình tĩnh, bơi song song với bờ biển hoặc thả trôi cơ thể và gọi người cứu. Du khách không nên tắm ở những nơi có sóng tung bọt trắng xóa nhưng đứt quãng.
No Responses to “Những tai nạn “nhỏ xíu” và biện pháp khắc phục khi đi biển Cô Tô”